Luật Đất đai sửa đổi có liên quan đến 7 luật chuyên ngành do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, như trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, đê điều… Vì vậy cần có sự thống nhất để khi Luật ban hành không phát sinh những vấn đề trên thực tế.
Xem thêm >>> MỜI ĐĂNG KÍ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2023 TẠI TP.HCM
Ngày 9/3, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị góp ý về dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).
Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng, trong sản xuất nông nghiệp thì đất đai là tư liệu sản xuất có ý nghĩa rất quan trọng. Luật Đất đai sửa đổi có liên quan đến 7 luật chuyên ngành do ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý, như trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, đê điều… vì vậy cần có sự thống nhất để khi Luật ban hành không phát sinh những vấn đề trên thực tế.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nêu rõ, góp ý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi trên tinh thần rà soát xem xét các luật chuyên ngành của Bộ NN&PTNT và ngành có những gì phải thay đổi, đề xuất để giải phóng tài nguyên đất, phát triển ổn định ngành qua đó tạo động lực phát triển.
“7 luật chuyên ngành này nếu rà soát không kỹ, khi Luật Đất đai sửa đổi được ban hành sẽ rất khó để triển khai. Quan điểm tiếp cận là lấy Luật Đất đai sửa đổi làm gốc để rà soát các luật chuyên ngành sửa theo luật. Lĩnh vực lâm nghiệp, Tổng cục Lâm nghiệp phải xem luật chuyên ngành còn vướng mắc gì cần sửa đổi theo tinh thần của dự thảo Luật Đất đai để ổn định và phát triển ngành. Nguyên tắc là giải phóng nguồn lực đất đai từ đó quản lý, tạo động lực phát triển”, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp nhấn mạnh.
Tại hội nghị, một số ý kiến đề nghị, dự thảo Luật cần bổ sung về kế hoạch về mục đích sử dụng đất khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa. Bên cạnh đó xem xét, nghiên cứu bổ sung để quy định cụ thể, tránh chồng chéo xác định loại đất về lâm nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi trong xây dựng một số công trình.
Bà Nguyễn Thị Mai Hiên, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ NN&PTNT) dẫn chứng: “Về phân loại đất, đề nghị dự thảo Luật vẫn tiếp tục quy định phân tách rõ ràng các loại đất, như đất lâm nghiệp. Trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi lần này có quy định đất lâm nghiệp là một trong những loại đất trong đất nông nghiệp. Ở đây chỉ nói là đất lâm nghiệp, gồm đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, mà chưa rõ là đất đã có rừng hay đất không có rừng để quy hoạch lâm nghiệp. Điều này đang gây khó khăn trong quá trình thống kê giữa ngành nông nghiệp và ngành tài nguyên”.
Về nội dung sử dụng đất nông nghiệp, cần thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp theo yêu cầu phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp… cũng có nhiều ý kiến được đưa ra. Điển hình như ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam đề nghị cần bổ sung hướng dẫn về xây dựng công trình trên đất nông nghiệp để thúc đẩy hiện đại hóa nông nghiệp.
Xem thêm >>> MỜI ĐĂNG KÍ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH ASEAN 2023 TẠI MALAYSIA
“Xây dựng công trình trên đất lúa và đất nông nghiệp là rất quan trọng đối với nông nghiệp hiện đại, vì diện tích nông nghiệp không phải chỉ có trồng trọt, chăn nuôi, mà vẫn phải xây dựng hạ tầng công nghệ cao, như nhà lưới, các khu chế biến, sơ chế liền với nhau. Hiện nay, vấn đề này được quản lý quản lý chặt vì lo ngại làm nhà trên đất nông nghiệp, đề nghị Chính phủ có hướng dẫn chi tiết tạo điều kiện để sản xuất nông nghiệp hiện đại”, ông Đào Thế Anh nhấn mạnh.
Cũng tại hội nghị, các đại biểu cũng đóng góp ý kiến về mức hạn điền, cơ chế hỗ trợ đền bù, tái định cư và tạo sinh kế cho người dân sau khi thu hồi đất nông nghiệp.
Theo Báo Chinhphu.vn
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin Ngoisaodoanhnhan.vn. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.ngoisaodoanhnhan@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!