Mặc dù ra đời sau khái niệm KOLs trên thị trường thế nhưng KOCs vẫn là lựa chọn được nhiều doanh nghiệp săn đón. Vậy, để chắc rằng chiến dịch KOC của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, chúng ta cần đo lường như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết cách đánh giá hiệu quả của KOC nhé!
KOCs là gì?
KOCs là viết tắt của Key Opinion Consumer, đây là khái niệm được hình thành sau khi khái niệm KOL dần trở nên phổ biến. KOC dùng để chỉ những người hoạt động trên đa nền tảng và công việc chính của họ là đưa ra nhận xét, cảm nhận hoặc đánh giá về sản phẩm/ dịch vụ để giúp người tiêu dùng có thể định hướng một cách hiệu quả.
Đa phần các KOC thường sẽ không có nhiều lượt theo dõi hay yêu thích nhưng họ vẫn có số lượng người hâm mộ trung thành nhất định. Họ sẽ là chìa khóa mà doanh nghiệp tìm kiếm trong việc giúp khách hàng đưa ra quyết định mua hàng. Nếu KOLs là những người đảm bảo độ phủ của thương hiệu trên thị trường thì KOCs sẽ là người đưa ra đánh giá chân thực về sản phẩm để giúp doanh nghiệp chuyển đổi hành vi tiêu dùng.
Các bước đánh giá hiệu quả của KOCs trong chiến dịch marketing
Ngày nay, tùy vào mục đích và nhu cầu của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là kế hoạch mục tiêu đã đề ra từ ban đầu, hiệu quả của KOCs có thể đo lường và đánh giá dựa trên nhiều cách khác nhau.
Dưới đây sẽ là một số tiêu chí cơ bản giúp bạn có thể đo lường được kết quả chiến dịch marketing có sử dụng KOcs. Hãy cùng theo dõi bên dưới đây!
Lượng tiếp cận thực tế (Reach) và độ tương tác (Engagement)
Lượng tiếp cận thực tế (Reach) là tiêu chí quan trọng cần được quan tâm ở nhiều chiến dịch marketing, đặc biệt là trong KOcs. Số liệu liên quan đến tiêu chí này sẽ thể hiện được mức độ phổ biến của bài viết/ video của KOCs đối với người dùng trên các nền tảng, bao gồm cả mạng xã hội.
Thông qua số liệu này, bạn có thể biết được nội dung đăng tải của KOC đã tiếp cận được bao nhiêu người. Khi lượng tiếp cận càng lớn, điều này chứng tỏ rằng nội dung mà KOCs sản xuất đang có sức hút và được nhiều quan tâm, có sức lan truyền mạnh mẽ.
Từ số liệu này, bạn có thể chọn lọc được loại nội dung và hình thức thể hiện nội dung có lượng reach tốt để tiếp tục phát huy.
Ngoài ra, bên cạnh lượng reach thì Engagement (mức độ tương tác) cũng là chỉ số cần được chú trọng, nó thể hiện số người click vào và hành động với bài đăng của KOC (bao gồm: like, share, bình luận, xem thêm…). Độ tương tác này sẽ phần nào khẳng định hiệu quả của nội dung vì chỉ có nội dung hấp dẫn mới kích thích được người dùng quan tâm về nội dung và để lại tương tác.
Đối tượng khách hàng tiếp cận được (Target Audience)
Các con số vừa được liệt kê ở trên liên quan đến Reach và Engagement sẽ càng hiệu quả hơn bao giờ hết khi chiến dịch của bạn tiếp cận đúng đối tượng khách hàng mục tiêu và tiềm năng hay còn được gọi là target audience.
Trước khi thực hiện chiến dịch của mình, bạn nên xác định chân dung khách hàng và có định hướng nội dung cụ thể để tiếp cận được khách hàng mục tiêu. Bạn cần đặt ra các câu hỏi: họ là ai? họ bao nhiêu tuổi? họ sống ở đâu? họ có hành vi gì và nhu cầu của họ ra sao?…
Khi chân dung khách hàng được hoạch định cụ thể, bạn sẽ biết làm cách nào để truyền tải thông điệp chính xác đến họ. Chỉ khi tệp khách hàng đã xác định được, những số liệu về reach hoặc engagement mới có kết quả và giúp tăng được tỷ lệ chốt đơn cho doanh nghiệp.
Xem thêm >>> PHIM QUẢNG CÁO 2D – CÁCH PR PHÙ HỢP VỚI MỌI NGÀNH HÀNG
Tần suất nhắc đến thương hiệu (Brand mention)
Tần suất nhắc đến thương hiệu (brand mention) là chỉ số gần nhất với tỷ lệ chốt đơn của khách hàng. Bởi, khi khách hàng quan tâm đến nội dung của KOCs và yêu thích nó, nhưng đây chỉ dừng lại ở mặt cảm xúc cá nhân của họ, yếu tố đưa họ đến quyết định mua hàng vẫn là tần suất nhắc đến thương hiệu.
Doanh nghiệp cần đo lường kết quả xem nhãn hàng có để lại bình luận liên quan đến mình hay không, họ có dành lời đánh giá nào cho sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu hay chỉ tập trung vào KOCs và để lại những bình luận vô nghĩa.
Nếu bình luận chưa thật sự đề cập đến thương hiệu, bạn cần cân nhắc để cải thiện lại nội dung và cách truyền tải của KOCs. Khi không nhận được sự quan tâm từ khách hàng, nếu doanh nghiệp không điều chỉnh lại mà vẫn tiếp tục duy trì hoạt động này lâu dài sẽ tựa như “ném tiền qua cửa sổ”, không thể mang lại hiệu quả tốt được. Do đó, hãy luôn quan tâm đến tiêu chí tần suất nhắc đến thương hiệu khi thuê KOCs bạn nhé.
Phản hồi tích cực và tiêu cực của khách hàng (Sentiment Buzz)
Ngày nay, những phản hồi từ khách hàng sẽ được chia thành 3 loại chính bao gồm tích cực (Positive), trung lập (Neutral) và tiêu cực (Negative). Khi doanh nghiệp có được sự phân loại cụ thể này, bạn sẽ hiểu được khách hàng tiềm năng của mình đang cảm nhận như thế nào về chiến dịch, về sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thông qua bình luận từ phía người xem, bạn cũng sẽ phần nào đánh giá được chất lượng nội dung và mức độ phù hợp của KOCs mà mình chọn cho chiến dịch. Từ đây, bạn sẽ hiểu KOCs mang lại những lợi ích gì cho thương hiệu của bạn để có thể đưa ra nhận định, rút kinh nghiệm và tận dụng ưu điểm cho chiến dịch sau.
Khả năng chuyển đổi (Conversion)
Cuối cùng, yếu tố quan trọng nhất để có thể đánh giá được rằng chiến dịch của bạn mang lại kết quả như thế nào chính là khả năng chuyển đổi. Sự chuyển đổi này phụ thuộc vào mục tiêu ban đầu mà bạn đề ra khi sử dụng KOcs. Bạn cần xác định được yêu cầu của chiến dịch là giúp khách hàng nhận diện thương hiệu hay chuyển đổi sang mua hàng và trở thành khách hàng trung thành.
Thông thường, một chiến dịch KOCs thành công sẽ mang lại sự ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng bán hàng bên cạnh hiệu quả về mặt truyền thông. Tuy nhiên, chiến dịch marketing và thuê KOCs chỉ là một phần hỗ trợ, việc bán hàng và doanh thu vẫn phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố khác, chẳng hạn như đội ngũ sales. Đồng thời, khi bắt đầu nghĩ đến chiến lược truyền thông – quảng cáo, bạn cũng nên đầu tư nhiều hơn vào sản phẩm, dịch vụ và giá bán để sao cho hấp dẫn được khách hàng giữa thị trường đang rất cạnh tranh hiện nay.
Như vậy, để đánh giá được chiến lược marketing với hoạt động KOCs có hiệu quả hay không, bạn có thể dựa vào những tiêu chí trên để đưa ra kết luận trực quan nhất. Tuy nhiên, tùy vào mục đích và nhu cầu của từng doanh nghiệp, những tiêu chí có thể lược bỏ bớt hoặc bổ sung thêm cho phù hợp.
Nếu bạn đang cần được tư vấn chuyên sâu hơn về chiến lược truyền thông – marketing cho doanh nghiệp để mang lại hiệu quả về mặt thương hiệu, Len Nguyễn Media sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Xem thêm >>> KOC LÀ GÌ? SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KOC VÀ KOL LÀ GÌ?
Tại Len Nguyễn Media, các dịch vụ truyền thông – marketing được cung cấp đa dạng với nhiều lựa chọn. Các dịch vụ mà bạn có thể tham khảo bao gồm: thiết kế website, viết bài chuẩn SEO website, booking PR báo mạng, báo giấy và truyền hình, sản xuất phim giới thiệu doanh nghiệp, làm phim 2D… Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn và hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển thương hiệu, Len Nguyễn Media có thể đưa ra giải pháp hiệu quả giúp bạn tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả marketing tốt nhất. Hãy LIÊN HỆ NGAY cho Len Nguyễn Media qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất.
CÔNG TY TNHH LENS GROUP
Trụ sở HCM: 64Bis Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Tp. HCM
VPĐD Hà Nội: P105, Khu TT 222D, Ngõ 260, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội.
Hotline: 090 377 2086 – 0983 977 845 – MST: 0313474590
Email: lennguyenmedia@gmail.com
Website: lennguyenmedia.com
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin Ngoisaodoanhnhan.vn. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.ngoisaodoanhnhan@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!