Triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể

Rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng đầu tư tín dụng và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT); triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển các tổ chức KTTT.

Triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển các tổ chức KTTT

Xem thêm >>> MỜI ĐĂNG KÝ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH VIỆT NAM 2023 TẠI TP.HCM

Đó là một trong những nhiệm vụ, giải pháp Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đặt ra trong Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 02/02/2023 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới.

Việc ban hành Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng nhằm cụ thể hóa quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết số 20-NQ/TW, xác định rõ nhiệm vụ, giải pháp và các nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, cơ chế phối hợp của các đơn vị thuộc NHNN, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Kế hoạch đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp là rà soát, đề xuất hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động ngân hàng, tạo điều kiện mở rộng đầu tư tín dụng và tăng khả năng tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng của các tổ chức KTTT; triển khai các giải pháp về tiền tệ, tín dụng nhằm hỗ trợ phát triển các tổ chức KTTT.

Đồng thời, tiếp tục tạo điều kiện để các TCTD mở rộng mạng lưới hoạt động, cung ứng kịp thời sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức KTTT, ưu tiên tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng gắn với đảm bảo an ninh, an toàn nhằm cung ứng các sản phẩm, dịch vụ tiện ích, an toàn đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, hợp tác xã.

Bên cạnh đó, tích cực triển khai các giải pháp củng cố hoạt động các TCTD là hợp tác xã, xử lý Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) yếu kém theo Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tăng cường và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống thông tin báo cáo và quản lý của NHNN để quản lý tập trung, có hiệu quả, giám sát đầy đủ, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và cảnh báo các vi phạm trong hoạt động của các QTDND. 

Xem thêm >>>  MỜI ĐĂNG KÝ THAM DỰ LỄ CÔNG BỐ THƯƠNG HIỆU MẠNH ASEAN 2023 TẠI MALAYSIA

Trong năm 2024, xây dựng và triển khai Hệ thống thông tin phục vụ công tác giám sát hoạt động của QTDND; chủ động, tích cực hợp tác và hội nhập quốc tế, thúc đẩy hợp tác song phương và đa phương trong lĩnh vực ngân hàng nhằm tăng cường huy động/triển khai hiệu quả các chương trình, dự án, hỗ trợ kỹ thuật của các đối tác quốc tế cho Việt Nam và ngành Ngân hàng trong hoạt động hỗ trợ các tổ chức KTTT, củng cố và phát triển hoạt động của các tổ chức tín dụng là hợp tác xã.

Theo Báo Chinhphu.vn

Rate this post
error: Content is protected !!