Tham quan ở đâu, thưởng thức món ngon gì khi về Thành Nam dự ‘Lễ hội bóng đá’ SEA Games 31?

Tại kỳ SEA Games 31, Ban tổ chức phân công tỉnh Nam Định đăng cai tổ chức các trận thi đấu Bóng đá Nam, Bảng B trên sân vận động Thiên Trường, gồm các đội tuyển Thái Lan, Malaysia, Singapore, Lào và Campuchia.

Những ngày qua, rất đông thành viên Ban tổ chức, khách mời, các đoàn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên, trọng tài, cổ động viên bóng đá trong nước và quốc tế đã về Nam Định để tham dự sự kiện trên.

Theo bà Nguyễn Thị Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định, đây là cơ hội để Nam Định quảng bá về đất và người địa phương.

“Tỉnh sẽ tạo những điều kiện tốt nhất để các đoàn thể thao và người hâm mộ bóng đá trong và ngoài nước được tham quan, tìm hiểu các di sản văn hóa vật thể, những điểm đến du lịch đặc sắc ở địa phương cũng như biết đến, được thưởng thức văn hóa ẩm thực riêng có của Nam Định”, bà Nguyễn Thị Tâm cho biết.

Để phục vụ cổ động viên và du khách tới Thành Nam dự “Lễ hội bóng đá”, xin được giới thiệu một số hình ảnh về đất và người Nam Định, trong đó có nhiều di tích, điểm tham quan nổi tiếng ở tỉnh nằm ở trung tâm vùng nam sông Hồng này:

Nam Định là quê hương, nơi phát tích của Vương triều Trần với chiến công ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông ở thế kỷ thứ 13. Ngày nay ở Nam Định có một không gian văn hóa thời Trần rộng lớn, với dày đặc những di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng cùng sự đậm đặc trong tâm thức dân gian. Trong ảnh: Quần thể Khu di tích lịch sử, văn hóa đặc biệt Đền Trần-Chùa Tháp (phường Lộc Vượng, TP Nam Định), cách sân vận động Thiên Trường chỉ vài km.
Hiện tại, dự án xây dựng Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp đang được tỉnh Nam Định triển khai xây dựng, với số vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Khi dự án hoàn thành, đây sẽ là điểm tham quan, tìm hiểu lịch sử, văn hóa thời Trần hấp dẫn ở tỉnh Nam Định. Trong ảnh: Mô hình Khu trung tâm Lễ hội Đền Trần-Chùa Tháp.
Tượng đài Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo ở trung tâm TP Nam Định.
Thành phố Nam Định là trung tâm tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Thành phố còn có các tên gọi thân mật khác là Thành Nam, Thành phố Dệt. Đến năm 2022, Thành Nam đã trải qua 760 năm lịch sử hình thành (vào thời Trần thành phố được biết đến là Phủ Thiên Trường); hơn 100 năm trở thành thành phố theo Nghị định của Toàn quyền Đông Dương năm 1921 (là một trong những thành phố đầu tiên được người Pháp thành lập trên toàn cõi và là một trong ba thành phố đầu tiên được lập ở Bắc Bộ). Trong ảnh: TP Nam Định ngày nay.
Trong lòng Thành Nam hiện còn lưu giữ nhiều nét cổ kính của một đô thị có lịch sử, văn hóa lâu đời, với nhiều công trình tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tàng; các khu phố cổ, phố cũ. Trong ảnh: Một trong những phố “Hàng” ở Thành Nam.

Xem thêm >>> QUẢNG BÁ CÁC ĐIỂM ĐẾN QUA LỄ HỘI DU LỊCH HÀ NỘI

Cột cờ Nam Định.
Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ tỉnh Nam Định.
Là thành phố do người Pháp quy hoạch, thành lập, ngày nay Thành Nam vẫn còn rất nhiều công trình được xây dựng theo kiến trúc nổi tiếng của Pháp. Trong ảnh: Trường THPT Nguyễn Khuyến, xưa là Trường Sainthomas (Xanh Tô-ma, xây dựng năm từ 1924)
Ngoài rất nhiều các điểm tham quan, di tích lịch sử, văn hóa, Nam Định còn có một nền văn hóa ẩm thực phong phú, đa dạng, đặc trưng, riêng có. Trong ảnh: Phở bò Nam Định, bánh khúc, xôi kê, bánh cuốn… là những món ẩm thực đường phố, bình dân rất phổ biến ở Nam Định.

(Baochinhphu.vn)

Rate this post
error: Content is protected !!