Nhận thức thương hiệu và 7 Bước xây dựng đúng cách

Mỗi ngày, khách hàng phải tiếp cận với rất nhiều quảng cáo đến từ các thương hiệu khác nhau. Do đó, họ không có đủ thời gian ghi nhớ nếu thương hiệu của bạn không hề đặc biệt. Đó là lý do vì sao bạn cần bắt đầu xây dựng chiến lược nhận thức thương hiệu ngay từ bây giờ để khách hàng có thể biết bạn là ai và tại sao cần phải lựa chọn bạn thay vì các thương hiệu đối thủ. 

Nhận thức thương hiệu giúp doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng – Ảnh: Len Nguyễn Media

Vì sao nên xây dựng chiến lược nhận thức thương hiệu?

Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp đang kinh doanh mà không quan tâm đến vấn đề truyền thông – quảng cáo. Điều này hoàn toàn có thể chấp nhận trong một thời gian ngắn vừa thành lập, tuy nhiên, để có thể phát triển vững mạnh trong tương lai và được nhiều khách hàng biết đến, doanh nghiệp cần bắt đầu đầu tư vào các chiến lược nhận thức thương hiệu, đẩy mạnh truyền thông – quảng cáo để mở rộng thị trường kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp đối thủ. 

Việc xây dựng nhận thức thương hiệu sẽ giúp khách hàng ghi nhớ chính xác các thông tin quan trọng về doanh nghiệp, từ đó, họ có thể dễ dàng đưa ra lựa chọn khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn, khi nói đến vinamilk, người dùng sẽ nghĩ ngay đến các loại sữa tươi; khi nói đến Coca Cola, người dùng sẽ nghĩ đến nước ngọt, khi nói đến Hảo Hảo, người dùng sẽ nghĩ đến mì gói…

Như vậy, việc xây dựng nhận thức thương hiệu sẽ góp phần giúp:

  • Khách hàng ghi nhớ chính xác các thông tin liên quan đến doanh nghiệp, hạn chế việc hiểu sai hoặc chưa đúng về thương hiệu. 
  • Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ.
  • Mở rộng thị trường và được khách hàng ghi nhớ.
  • Tạo dựng niềm tin và định vị thương hiệu, ghi dấu ấn trong tâm trí của khách hàng mục tiêu.

7 Bước xây dựng chiến lược nhận thức thương hiệu

Nhận thức thương hiệu là chìa khóa giúp doanh nghiệp làm bạn với khách hàng – Ảnh: Len Nguyễn Media

Để có thể xây dựng được chiến lược nhận thức thương hiệu hiệu quả và chuyên nghiệp, hãy cùng tìm câu trả lời cho 7 câu hỏi dưới đây. 

Khách hàng mục tiêu của bạn là ai?

Dù bạn đang xây dựng chiến lược cho mục đích gì, việc xác định được khách hàng mục tiêu luôn là yêu cầu tiên quyết. Bởi điều này góp phần giúp định hình được hướng đi trong các chiến lược, nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình truyền tải thông điệp và phương thức tiếp cận khách hàng tiềm năng. 

Vậy làm thế nào để xác định được khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp? Trước khi bắt đầu “ép” khách hàng mục tiêu nhận thức thương hiệu của bạn, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về họ và trả lời những nội dung sau:

  • Who: Ai là người sẽ chọn mua sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp (giới tính, độ tuổi, vị trí địa lý, đặc điểm nhận dạng, sở thích, họ thường bị thu hút hay quan tâm đến vấn đề gì…)
  • What: Những khách hàng của bạn đang tìm kiếm điều gì ở sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 
  • Why: Điều gì thu hút khách hàng đến với sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp? Điều gì khiến họ lựa chọn bạn thay vì đối thủ? Sản phẩm của bạn có gì đặc biệt khiến họ ghi nhớ?
  • Where: Khách hàng của bạn ở đâu? họ có những đặc điểm gì?
  • When: Họ thường mua sản phẩm vào thời điểm nào và thời điểm này có thay đổi bởi yếu tố nào hay không?

Xem thêm >>> 5 VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA CỐ VẤN TRUYỀN THÔNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP

Thương hiệu của bạn đang ở vị trí như thế nào trên thị trường?

Xây dựng chiến lược nhận thức thương hiệu mang đến những tiềm năng lớn trong tương lai – Ảnh: Len Nguyễn Media

Để có thể đảm bảo đi đúng hướng và truyền tải thông điệp đúng đối tượng tiềm năng, bạn cần xác định được thương hiệu của mình đang ở vị trí nào trên thị trường. Để làm được điều này, hãy dành thời gian nghiên cứu đối thủ của bạn. Hãy lần lượt tìm kiếm các thông tin quan trọng như: họ đang truyền tải các thông điệp nào và với phương thức gì? Khách hàng đang nói gì về họ? Đặc điểm của họ là gì?… Và đặc biệt, bạn cũng cần biết khách hàng nói gì về bạn khi đi cùng với đối thủ. 

Sau khi có được những thông tin nền về đối thủ và thương hiệu của doanh nghiệp, quá trình xây dựng nhận thức thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu đã biết thương hiệu của mình đang ở vị trí như thế nào trong lòng khách hàng tiềm năng, hãy học hỏi những chiến lược đúng đắn mà đối thủ đang làm và hạn chế đi theo những sai lầm mà họ gặp phải, phát huy tối đa những điều tích cực mà khách hàng đang nghĩ về bạn. Điều này sẽ giúp thương hiệu của bạn ngày càng tiến bộ và hạn chế các rủi ro.

Xu hướng và cơ hội trên thị trường của bạn là gì?

Chiến lược xây dựng nhận thức thương hiệu đòi hỏi thời gian nghiên cứu và tìm hiểu – Ảnh: Len Nguyễn Media

Để có thể biết được phương thứctruyền tải thông điệp đúng đắn, cũng như cách lựa chọn thông điệp phù hợp cho từng đối tượng, bạn cần nắm bắt được xu hướng và cơ hội trên thị trường mà mình đang có. 

Xu hướng và cơ hội thường được tính toán và xem xét, phân tích dựa trên số liệu thống kê. Từ những kết quả thu thập được, doanh nghiệp sẽ có thể biết được đâu là nền tảng được người dùng quan tâm, đâu là vấn đề dễ gây chú ý, đâu là thị trường tiềm năng trong 1-2 năm tới… Đừng xem thường việc phân tích số liệu, bởi nó góp phần cho chiến lược nhận thức thương hiệu đi đúng và đủ. 

Giá trị cốt lõi của thương hiệu bạn là gì?

Giá trị cốt lõi của thương hiệu là yếu tố cơ bản cho mọi quá trình sáng tạo. Các chiến dịch nhận thức thương hiệu, xây dựng thương hiệu hay marketing-truyền thông đều dựa vào giá trị cốt lõi để phát triển thông điệp. 

Chính vì vậy, hãy xác định giá trị cốt lõi của doanh nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập để chắc rằng giá trị này sẽ luôn được truyền tải đúng đắn thông qua những hoạt động truyền thông. Nếu xác định chính xác giá trị cốt lõi và tạo sự thống nhất trong các thông điệp, việc khách hàng nhận thức thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Xem thêm >>> 6 BƯỚC TÌM INSIGHT KHÁCH HÀNG MÀ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT

Định vị thương hiệu bằng cách nào?

Định vị thương hiệu chính là những thông điệp, hình ảnh… mà doanh nghiệp muốn khách hàng ghi nhớ và nói về mình khi nhắc đến. Một số từ khóa mà bạn có thể quan tâm khi muốn định vị thương hiệu như: Chất lượng; Giá trị; Tính năng, Công dụng của sản phẩm, Yếu tố cảm xúc…

Làm thế nào để khách hàng nhận thức thương hiệu của bạn?

Nhận thức thương hiệu giúp doanh nghiệp chiến thắng đối thủ cạnh tranh dễ dàng hơn – Ảnh: Len Nguyễn Media

Xây dựng nhận thức thương hiệu chính là quá trình cá nhân hóa cho thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa chiến lược phục vụ cho mục đích biến thương hiệu trở nên khác biệt, độc đáo trong mắt khách hàng tiềm năng, giúp họ ghi nhớ và ấn tượng mạnh mẽ với thương hiệu của bạn.

Một số yếu tố cơ bản giúp khách hàng nhận diện thương hiệu dễ dàng hơn như: tên thương hiệu; logo, biểu tượng của thương hiệu; slogan (khẩu hiệu); thông điệp; cách truyền tải nội dung; hình ảnh người đại diện…

Quản trị nhận thức thương hiệu như thế nào cho hiệu quả?

Việc xây dựng nhận thức thương hiệu đòi hỏi thời gian dài và liên tục của các chiến dịch truyền thông. Quá trình này không hề đơn giản mà đòi hỏi sự đầu tư không chỉ về chất xám mà còn về kinh phí. Và sau khi có được thành công, được khách hàng nhớ đến, doanh nghiệp cần phải quản trị thương hiệu, tức là kế thừa và duy trì sự phát triển này trong tương lai, phải luôn giữ vững vị trí của thương hiệu trên thị trường và trong lòng khách hàng. 

Để có thể quản trị thương hiệu hiệu quả, bạn cần xây dựng các chiến lược truyền thông tích hợp, các hoạt động marketing nhằm thúc đẩy quá trình phát triển thương hiệu hơn nữa. “Đừng vội ngủ quên trên chiến thắng”, bởi mỗi ngày các doanh nghiệp khác đều vẫn sẽ sản xuất nội dung để kêu gọi và gợi mời khách hàng tiềm năng của bạn. 

Như vậy, việc xây dựng nhận thức thương hiệu chưa bao giờ là dễ dàng, điều này đòi hỏi thời gian và sự đầu tư tỉ mỉ, cẩn trọng. Chính vì thế, đa phần các doanh nghiệp đều có cho mình những cố vấn truyền thông, người sẽ hỗ trợ bảo hộ thương hiệu và hoạch định các chiến lược phát triển thương hiệu ở hiện tại và trong tương lai. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong quá trình xây dựng thương hiệu, hãy LIÊN HỆ NGAY cho LEN NGUYỄN MEDIAqua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn tìm ra các vấn đề và giải quyết vấn đề trong truyền thông một cách hiệu quả!

(Len Nguyễn Media)

Rate this post
error: Content is protected !!