Marketing đang ngày phát triển và và chuyển mình theo xu hướng của xã hội và công nghệ 4.0. Việc nắm bắt hành vi và nhu cầu của khách hàng là yếu tố quan trọng góp phần giúp doanh nghiệp dự đoán được chiến lược truyền thông hiệu quả hơn. Và để làm được điều này, doanh nghiệp cần biết được insight của khách hàng mục tiêu.
Insight là gì?
Insight hay consumer insight được định nghĩa là sự ngầm hiểu về khách hàng, hay nói cách khác, đây là những điều mà doanh nghiệp biết về đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Ví dụ: Nếu đối tượng A là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp, doanh nghiệp cần dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu về các sở thích, nhu cầu và hành vi của đối tượng này để có thể đưa ra những chiến lược thu hút họ đến với doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đánh đúng vào tâm lý khách hàng và tìm được điểm khiến khách hàng bị thu hút thì khả năng bán hàng thành công là rất cao.
Vì sao doanh nghiệp cần hiểu insight khách hàng?
Việc thuyết phục khách hàng chọn mua sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp cũng giống như việc “chinh phục người yêu”. Để có thể thuyết phục họ sẵn lòng lựa chọn doanh nghiệp thay vì các doanh nghiệp khác trên thị trường, bạn phải có những chiến lược tác động trực tiếp và gián tiếp vào tâm lý của họ, để họ ghi nhớ và ưu tiên doanh nghiệp của bạn. Và điều này chỉ làm được khi bạn đã thật sự hiểu về khách hàng của mình thông qua quá trình tìm hiểu insight.
Ví dụ, đã có nhiều chiến dịch quảng cáo rất thành công nhờ vào việc nắm bắt insight khách hàng mục tiêu, trong đó có OMO. Nắm bắt được tâm lý của các mẹ luôn muốn con cái phát triển mà không ngại những vết bẩn, OMO đã tạo ra chiến dịch “Dirt is good” với thông điệp cổ vũ và tạo động lực để con thỏa sức vui chơi, sáng tạo mà không cần ngại vết bẩn vì mọi vết bẩn đã có OMO lo.
Ngoài ra, một thương hiệu khác như Milo đã rất thành công với thông điệp “Nhà vô địch làm từ Milo” khi đánh trúng vào tâm lý luôn muốn con cái của mình trở thành những “người hùng” có ích cho xã hội, luôn tài giỏi và được mọi người yêu mến của các mẹ ở Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy, việc hiểu khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra những thông điệp phù hợp với đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó giúp tăng sự nhận diện thương hiệu, gợi nhớ và đặc biệt là kích thích chuyển đổi hành vi và tin chọn sản phẩm của doanh nghiệp.
6 Bước tìm insight khách hàng hiệu quả
Phác họa chân dung khách hàng mục tiêu
Việc hiểu được insight khách hàng phải bắt đầu từ bước cơ bản nhất chính là phác họa chân dung khách hàng mục tiêu. Doanh nghiệp cần phải biết được khách hàng của mình là ai, kinh doanh ngành nghề gì, nguồn thu nhập trung bình bao nhiêu, sở thích và thói quen của họ như thế nào… Những thông tin này sẽ giúp doanh nghiệp có thể hình dung được chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai, có đặc điểm gì để tiến hành triển khai các bước tiếp theo.
Ví dụ, đối với ngành hàng tiêu dùng, chuyên cung cấp các sản phẩm tã, sữa cho bé sơ sinh, vậy khách hàng mục tiêu sẽ được khắc họa như thế nào? Hãy liên tục trả lời các câu hỏi như: Ai sẽ là người thường xuyên mua tã và sữa cho trẻ sơ sinh? Họ có nguồn thu nhập trung bình ra sao? thương hiệu nào được họ quan tâm nhiều? các tiêu chí lựa chọn sản phẩm của họ ra sao?…
Khi lần lượt trả lời được các câu hỏi trên, bạn đã có thể hình dung được khách hàng mục tiêu, từ đó nắm bắt được phần nào insight khách hàng của mình là ai và sẽ biết cách tạo nên các chiến dịch phù hợp với họ.
Xem thêm >>> CHINH PHỤC KHÁCH HÀNG BẰNG ĐIỂM CHẠM THƯƠNG HIỆU
Tìm hiểu và nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Để biết được insight khách hàng một cách cụ thể và rõ ràng, bạn cần tìm hiểu nhu cầu khách hàng thường xuyên. Nhu cầu khách hàng thường bắt nguồn từ những diễn biến tâm lý trên trong suy nghĩ của khách hàng, nó thường bị tác động bởi yếu tố cảm xúc nhiều hơn. Do đó, khi đã biết được tâm tư tình cảm, những yếu tố mà khách hàng dễ bị chi phối khi đưa ra quyết định mua hàng, doanh nghiệp sẽ biết cách tác động đúng chỗ và phù hợp, giúp các chiến dịch marketingdễ dàng thành công hơn.
Quan sát đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh luôn là những người thầy tuyệt vời mà doanh nghiệp không nên bỏ qua. Việc nghiên cứu, quan sát đối thủ cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp học được những điều hữu ích và tránh phạm phải những sai lầm tương tự.
Hãy học cách quan sát đối thủ thường xuyên và nhiều hơn dựa trên các chiến lược truyền thông, quảng cáo mà họ đã tung ra thị trường. Từ những điều này, bạn có thể biết được phần nào phân khúc khách hàng của họ là ai và tâm lý của khách hàng mục tiêu đang diễn biến như thế nào. Đây là những thông tin có giá trị rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp nắm bắt insight khách hàng.
Khảo sát thực tế
Ngoài việc tìm hiểu và phân tích tâm lý khách hàng thông qua đối thủ cạnh tranh và quá trình phác họa chân dung, bạn cần có những khảo sát thực tế định kỳ để kiểm chứng lại những thông tin nhận được đã chính xác hay chưa.
Việc khảo sát thực tế thông qua biểu mẫu hoặc các bảng câu hỏi sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng sâu hơn, thậm chí đây cũng là cách để có được dữ liệu quan trọng từ khách hàng.
Tổng hợp và phân tích khảo sát
Sau quá trình khảo sát và thu thập được các thông tin từ khách hàng, doanh nghiệp cần thời gian để tổng hợp và phân tích chính xác một lần nữa về các số liệu đã có. Quá trình phân tích là thời điểm quan trọng để doanh nghiệp nhìn nhận lại các thông tin, sắp xếp và kết luận những đặc điểm quan trọng về khách hàng mục tiêu.
Ngoài ra, khi phân tích số liệu, bạn cần đảm bảo rằng các thông tin thu thập được từ khách hàng mang tính khách quan và có thể lưu trữ lại trên hệ thống, bởi trong quá trình thực hiện các chiến dịch truyền thông, bạn sẽ cần xem lại các dữ liệu này thường xuyên.
Xem thêm >>> 7 XU HƯỚNG MARKETING NĂM 2022?
Xác định insight khách hàng
Từ các bước quan trọng trên, bạn chắc chắn sẽ có thể đưa ra được insight khách hàng một cách chính xác và chắc chắn. Ở bước cuối cùng này, bạn chỉ cần kiểm chứng lại một lần nữa các thông tin đã nghiên cứu chính xác chưa và có sai sót gì trong quá trình phân tích hay không. Sau khi đã chắc chắn về các dữ liệu, bạn hãy bắt đầu thực hiện các hoạt động nhỏ để kiểm chứng số liệu về insight khách hàng xem hiệu quả như thế nào trước khi bắt đầu áp dụng cho cả một chiến dịch lớn.
Suy nghĩ và hành vi của khách hàng có thể thay đổi theo từng giai đoạn thời gian nhất định, do đó, bạn cần thực hiện việc kiểm tra và tìm hiểu insight khách hàng thường xuyên. Điều này sẽ giúp khách hàng cảm nhận được sự thấu hiểu của doanh nghiệp đối với suy nghĩ và trăn trở của họ.
Như vậy, với 6 bước tìm hiểu insight khách hàng quan trọng trên, hy vọng rằng doanh nghiệp của bạn có thể áp dụng và đạt được những thành công nhất định. Hãy luôn nhớ rằng khách hàng chỉ mua sản phẩm khi họ thật sự cần và có quan tâm về nó, điều của bạn cần làm chính là giúp họ quan tâm và chú ý đến sản phẩm thông qua những chiến dịch tác động vào tâm lý tiêu dùng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cố vấn truyền thông hỗ trợ trong quá trình phân tích và lên kế hoạch truyền thông cho các đối tượng khách hàng mục tiêu, cũng như hiểu được chính xác insight khách hàng, hãy LIÊN HỆ NGAY qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất nhé!
(Len Nguyễn Media)
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin Ngoisaodoanhnhan.vn. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.ngoisaodoanhnhan@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!