Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững 2024 và Lễ vinh danh “Top 100 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững; Khu Công nghiệp xanh; Nhà máy xanh thân thiện với môi trường; Thương hiệu xanh Việt Nam” sẽ diễn ra vào ngày 08/12/2024 tại Hà Nội.
Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững 2024 là hoạt động thiết thực nhân dịp 20 năm thực hiện Nghị quyết Số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và biểu dương những thành công tiêu biểu của các tổ chức, cá nhân tiên phong trong phát triển kinh tế xanh gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường, an sinh xã hội.
Chương trình sẽ giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, thương hiệu xanh với chất lượng vượt trội, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ chương trình, ban tổ chức biểu dương “Top 100 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững; Khu Công nghiệp xanh; Nhà máy xanh thân thiện với môi trường; Thương hiệu xanh Việt Nam”.
Tầm quan trọng của Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững 2024
Đang ngày càng được quan tâm tại các chương trình nghị sự quốc tế để giảm thiểu những tác động tiêu cực từ tăng trưởng kinh tế đối với môi trường và xã hội. Thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ ở bước đầu. Tuy nhiên, với lợi thế của nước đi sau, Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển một nền kinh tế xanh toàn diện, hướng tới sự phát triển bền vững, đạt mục tiêu hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, bảo vệ môi trường.
Những năm qua, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch hành động và văn bản chỉ đạo điều hành về phát triển kinh tế xanh, tăng trưởng bền vững và bảo vệ môi trường như:
Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 phê duyệt Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Quyết định số 1474/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn 2012 – 2020 nhằm hiện thực hóa các nhiệm vụ của Chiến lược; Quyết định số 622/QĐ-TTg ngày 10/5/2017 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững;
Quyết định số 1670/QĐ-TTg ngày 31/10/2017 phê duyệt Chương trình mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh giai đoạn 2016 – 2020; Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã khẳng định chủ trương “phát triển nhanh và bền vững” và “xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường”.
Năm 2024, cũng là năm ghi dấu mốc tròn 20 năm thực hiện Nghị quyết Số 41- NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghị quyết Số 41- NQ/TW đã đưa ra 07 nhóm giải pháp chính để bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước., trong đó có nội dung “hình thành và phát triển ngành Công nghiệp môi trường”. Sau 20 năm, ngành Công nghiệp môi trường Việt Nam đã được định hình rõ nét, có nhiều đóng góp tích cực và hiệu quả về kinh tế, môi trường và xã hội.
Nhằm ghi nhận và biểu dương những thành công tiêu biểu của các tổ chức, cá nhân tiên phong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế xanh gắn liền với hoạt động bảo vệ môi trường; đồng thời, giới thiệu và quảng bá các sản phẩm, thương hiệu xanh với chất lượng vượt trội, có tính cạnh tranh cao trên thị trường. Từ đó, việc đề xuất tiếp tục thực hiện chương trình “Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024” là phù hợp và cần thiết.
>>> Nguyễn Thu Len: Chuyên gia thương hiệu uy tín hàng đầu Việt Nam
Mục đích, ý nghĩa thực tiễn của diễn đàn kinh tế xanh
Diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024 hướng tới:
– Nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân trong các hoạt động đổi mới sáng tạo, chủ động ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng; giảm thiểu tác động đến môi trường; kiến tạo những sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường, từ đó, nâng cao thương hiệu và năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
– Kết nối doanh nghiệp thực hiện kinh tế tuần hoàn, chung tay vì các mục tiêu phát triển bền vững
– Kết nối giao thương, tăng cường cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm trong việc triển khai xây dựng nhà máy thông minh, nhà máy số, sản xuất thông minh; nghiên cứu, ứng dụng các sáng kiến khoa học – công nghệ vào sản xuất, tiêu dùng; đầu tư, vận hành các công trình bảo vệ môi trường; hình thành, phát triển văn hóa doanh nghiệp kiến quốc.
– Liên kết, hình thành mạng lưới các nhà khoa học, chuyên gia, cơ sở nghiên cứu, cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ, tư vấn, đào tạo về phát triển kinh tế xanh.
– Tôn vinh tổ chức, cá nhân có nhiều nỗ lực trong các hoạt động đổi mới sáng tạo; nghiên cứu, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất và tiêu dùng; phát triển các sản phẩm chất lượng, thân thiện với môi trường, có sức cạnh tranh trên thị trường; thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; phát triển văn hóa doanh nghiệp kiến quốc… góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế.
Hạng mục tôn vinh các tổ chức, cá nhân
– Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững
– Khu Công nghiệp, Cụm công nghiệp xanh thân thiện với môi trường
– Nhà máy xanh thân thiện với môi trường
– Thương hiệu xanh Việt Nam
– Nhà lãnh đạo vì môi trường xanh và phát triển bền vững
– Sản phẩm, Dịch vụ xanh thân thiện với môi trường
– Cơ sở y tế xanh/ Bệnh viện Xanh thân thiện với môi trường
– Phạm vi thực hiện diễn đàn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững 2024 được triển khai trên phạm vi toàn quốc.
Đối tượng và tiêu chí tham gia diễn đàn
Đối tượng tham gia diễn đàn Kinh tế xanh vì một Quốc gia phát triển bền vững năm 2024
– Là các tổ chức, cá nhân đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam và tuân thủ theo các quy định pháp luật hiện hành, tập trung vào:
– Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp;
– Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thương mại;
– Các Nhà máy sản xuất, Xưởng sản xuất;
– Các cơ sở Y tế.
Tiêu chí tham gia
– Đối với khu công nghiệp, Cụm nông nghiệp, nhà máy
+ Chấp hành các quy định của Nhà nước về đầu tư, sản xuất – kinh doanh, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững;
+ Đầu tư hạ tầng và sản xuất theo hướng ít tiêu hao tài nguyên và năng lượng;
+ Ứng dụng kinh tế tuần hoàn trong hoạt động sản xuất – kinh doanh;
+ Kiến tạo môi trường làm việc xanh, văn hóa;
+ Có nhiều đóng góp trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước.
– Đối với doanh nghiệp, thương hiệu
+ Chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh;
+ Doanh nghiệp, thương hiệu được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn trên thị trường;
+ Có nhiều kiến tạo về năng suất, chất lượng; có nhiều đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương và đất nước;
+ Triển khai đổi mới sáng tạo và phát triển, ứng dụng KHCN (công nghệ số, tự động hóa trong sản xuất; đổi mới mô hình quản trị, kinh doanh…);
+ Thương hiệu có tính cạnh tranh cao, chất lượng, uy tín;
+ Có chiến lược phát triển nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế;
+ Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội;
+ Quan tâm, chăm lo và đảm bảo đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
– Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa
+- Sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa được người tiêu dùng biết đến và lựa chọn trên thị trường, có nguồn gốc xuất xứ, an toàn, chất lượng và thân thiện với môi trường (đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của Việt nam theo quy định hiện hành);
+ Sản phẩm, dịch vụ hình thành từ việc vận dụng các lợi thế của địa phương, có đăng ký chỉ dẫn địa lý;
+ Sản phẩm, dịch vụ hình thành trong sản xuất, ứng dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường;
+ Sản phẩm, dịch vụ hình thành trong tái chế, xử lý chất thải hoặc kinh tế tuần hoàn;
+ Sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các yêu cầu bảo vệ môi trường.
– Nhà Lãnh đạo vì môi trường xanh và phát triển bền vững
+ Lãnh đạo các tổ chức hoạt động hợp phát trên lãnh thổ Việt Nam, chấp hành các quy định về đầu tư, sản xuất – kinh doanh;
+ Có nhiều đóng góp, sáng kiến trong điều hành đơn vị, bảo vệ môi trường xanh và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
– Đối với cơ sở Y tế, bệnh viện
+ Chấp hành các quy định của Nhà nước về hoạt động đầu tư, Y tế;
+ Cơ sở Y tế tiêu biểu với các hoạt động chuyên môn chăm sóc sức khỏe nhân dân;
+ Chủ động, tích cực thực hiện tiết kiệm năng lượng và chuyển đổi số trong quản lý, hoạt động;
+ Đổi mới sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường;
+ Kiến tạo không gian làm việc xanh, thân thiện với môi trường; văn hóa ứng xử mẫu mực với bệnh nhân.
Quyền lợi và nghĩa vụ của đơn vị tham gia
Quyền lợi:
– Được quyền tham gia đăng ký nhiều hạng mục xét chọn của chương trình
– Được truyền thông, quảng bá, biểu dương khi đạt các tiêu chí của chương trình
– Được nhận biểu tượng và chứng nhận của Ban tổ chức
– Logo / tên của đơn vị được in trang trọng trên phướn, bandroll, backdrop trước và trong chương trình
– Được nhận 01 giấy mời VIP và 02 giấy mời tham dự chương trình
– Được tặng 01 đĩa DVD, các hình ảnh về chương trình
– Được đăng tải hình ảnh hoặc logo đơn vị trên tạp chí Công nghiệp môi trường.
Nghĩa vụ:
– Các đơn vị, cá nhân tham gia trên tinh thần tự nguyện;
– Cung cấp Logo thương hiệu, nhãn hiệu, thông tin về đơn vị, cá nhân và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý của thông tin đó;
– Chấp hành các quy định của Ban tổ chức;
– Sử dụng và bảo quản, khai thác biểu trưng ở nơi trang trọng và đúng mẫu của Ban tổ chức;
– Nếu doanh nghiệp, cá nhân vi phạm pháp luật và không trung thực trong hồ sơ tham dự chương trình, Ban tổ chức sẽ thu hồi chứng nhận, biểu tượng
Nội dung chương trình
– Phần 1: Thảo luận về những thành quả phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế; Đóng góp của ngành Công nghiệp môi trường trong phát triển Kinh tế xanh.
– Phần 2: Thảo luận về những thành quả phát triển kinh tế xanh tại Việt Nam, một số bài học kinh nghiệm trong nước và quốc tế; Đóng góp của ngành Công nghiệp môi trường trong phát triển Kinh tế xanh:
+ Khu Công nghiệp, Cụm Công nghiệp xanh thân thiện với môi trường;
+ Doanh nghiệp tiên phong trong đầu tư, sản xuất năng lượng tái tạo;
+ Nhà máy xanh thân thiện với môi trường;
+ Thương hiệu xanh Việt Nam
+ Sản phẩm, dịch vụ chất lượng, thân thiện môi trường vì mục tiêu phát triển bền vững;
+ Doanh nhân, Nhà Lãnh đạo vì môi trường xanh và phát triển bền vững.
Thời gian và địa điểm
Thời gian:
– Công bố và nhận hồ sơ đăng ký tham gia chương trình từ ngày 30/08/2024;
– Kết thúc nhận hồ sơ tham gia chương trình ngày 15/11/2024;
– Hội đồng chuyên môn họp đánh giá từ ngày 20 đến ngày 22/11/2024;
– Diễn đàn được tổ chức vào ngày 08/ 12/2024.
Địa điểm:
– Dự kiến tổ chức tại Trung tâm Hội Nghị Quốc tế (số 11 Lê Hồng Phong, Ba Đình, Hà Nội).
Thành phần tham gia: Khoảng 300 đại biểu
Đại biểu:
– Đại diện Ban Kinh tế Trung ương
– Đại diện Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc Hội
– Đại diện Văn phòng Chính Phủ;
– Đại diện Ngân hàng Nhà Nước;
– Đại diện Bộ Công Thương;
– Đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường;
– Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
– Các chuyên gia, nhà khoa học;
– Đại diện các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu;
– Đại diện các nhà tài trợ, doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích đóng góp cho phát triển kinh tế xanh của đất nước.
– Đại diện các cơ quan, thông tấn báo chí đến dự và đưa tin về chương trình
– Đại diện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Đại diện Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
– Đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông;
– Đại diện các UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Đại diện các Hiệp hội, các doanh nghiệp tiêu biểu cả nước;
Khách mời tham dự:
– Các chuyên gia, nhà khoa học;
– Đại diện các cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu;
– Đại diện các nhà tài trợ, doanh nhân, doanh nghiệp có nhiều thành tích đóng góp cho phát triển kinh tế xanh của đất nước.
– Đại diện các cơ quan, thông tấn báo chí đến dự và đưa tin về chương trình
Hồ sơ tham gia Diễn đàn kinh tế xanh 2024
– Phiếu đăng ký tham gia (theo mẫu);
– Hồ sơ thông tin doanh nghiệp (theo mẫu);
– Báo cáo thành tích của đơn vị/ cá nhân/ doanh nghiệp/ thương hiệu/sản phẩm;
– Các loại chứng chỉ, chứng nhận về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, trách nhiệm xã hội (nếu có);
– Các loại Huân, Huy chương; Bằng khen; Giấy khen…và các giấy tờ, tài liệu có liên quan (nếu có).
Tổ chức và thực hiện Diễn đàn kinh tế xanh 2024
Chỉ đạo: Hiệp hội Công nghiệp môi trường Việt Nam.
Đơn vị phối hợp thực hiện (thuộc Hiệp hội): Trung tâm Phát triển bền vững; Tạp chí Công nghiệp môi trường.
Đơn vị tổ chức thực hiện: Công ty Cổ phần Truyền thông và Phát triển Doanh nghiệp số Việt Nam.
Lens Group đơn vị tư vấn hồ sơ và chiến lược truyền thông uy tín hàng đầu Việt Nam
Lens Group là một trong những đối tác chiến lược uy tín hàng đầu về truyền thông của nhiều diễn đàn trong nước và quốc tế, luôn sẵn sàng đồng hành cùng các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và quốc tế trong các sự kiện, diễn đàn… giúp doanh nhân, doanh nghiệp nâng cao uy tín và phát triển kinh doanh bền vững.
Nếu các anh chị em doanh nhân, doanh nghiệp có nhu cầu tham gia Diễn đàn kinh tế xanh vì một quốc gia phát triển bền vững 2024, biểu dương “Top 100 Doanh nghiệp xanh và phát triển bền vững; Khu Công nghiệp xanh; Nhà máy xanh thân thiện với môi trường; Thương hiệu xanh Việt Nam” sẽ diễn ra vào tháng 12/2024 tại Hà Nội thì liên hệ ngay với Lens Group qua Hotline 090 377 2086 để được tư vấn và hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH LENS GROUP
Trụ sở Hồ Chí Minh: 64 Võ Thị Sáu, Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Chi nhánh Hà Nội: BT7-4 Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam.
Mã số thuế : 0 3 1 3 4 7 4 5 9 0
Hotline : 090 377 2086
Email: lennguyenmedia@gmail.com
Website: lennguyenmedia.com
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin Ngoisaodoanhnhan.vn. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.ngoisaodoanhnhan@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!