Hiện nay, tỷ lệ cạnh tranh giữa các thương hiệu ngày càng gay gắt bởi sự phát triển nhanh chóng của các nền tảng mạng xã hội trên toàn thế giới. Mỗi ngày, một người sẽ phải tiếp nhận rất nhiều thông tin từ các thương hiệu khác nhau. Lúc này brand awareness đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng tính nhận diện thương hiệu và giúp bạn thành công trên đường đua giữ vững thương hiệu trong lòng khách hàng.
Brand awareness là gì?
Brand awareness được hiểu là nhận thức thương hiệu, đây là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của các chiến lược marketing của doanh nghiệp. Nhận thức thương hiệu là mức độ ghi nhớ của khách hàng mục tiêu về các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp muốn nhắm đến. Nói cách khác, nhận biết thương hiệu chính là cái mà doanh nghiệp muốn khách hàng nói đến khi nhắc đến họ.
Brand awareness được xem là một trong những bước đầu tiên, cơ bản nhất để tiến hành các chiến lược marketing sau này. Bởi vì chỉ khi khách hàng thật sự biết bạn là ai, bạn đang kinh doanh sản phẩm nào, độ tin cậy ra sao… họ mới có thể an tâm lựa chọn tin tưởng doanh nghiệp của bạn.
Nhận thức thương hiệu không yêu cầu khách hàng phải ghi nhớ cụ thể tên thương hiệu và chính xác hình ảnh của thương hiệu. Đôi khi đó chỉ là một sự gợi nhớ và thân quen khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.
Ví dụ:
Khi nói đến dòng điện thoại cao cấp và được nhiều người biết đến trên toàn thế giới, Apple và Samsung luôn là hai thương hiệu quen thuộc. Hay khi nhắc đến sữa tươi tại thị trường Việt Nam, Vinamilk và TH true milk đã và đang là hai thương hiệu chiếm lĩnh thị trường.
Như vậy, nhận thức thương hiệu là cách mà khách hàng ghi nhớ về thương hiệu theo đúng định hướng mà doanh nghiệp đã đề ra. Tuy nhiên, quá trình để việc nhận thức thương hiệu thành công đòi hỏi rất nhiều thời gian và cần có những chiến lược cụ thể, rõ ràng.
Lợi ích của brand awareness là gì?
Brand awareness – Giúp tăng độ tin cậy
Giữa sự cạnh tranh ngày càng căng thẳng giữa các thương hiệu lớn và nhỏ trên thị trường, việc khách hàng ghi nhớ và tin chọn một sản phẩm đến từ một thương hiệu là cả một quá trình nỗ lực của đội ngũ truyền thông – marketing.
Vậy lúc này brand awareness đóng vai trò như thế nào? brand awareness – nhận thức thương hiệu giúp tạo nên uy tín cho thương hiệu, nhãn hiệu của doanh nghiệp. Ngày nay, người tiêu dùng rất thông thái, họ luôn cẩn trọng trong việc chọn mua bất kỳ sản phẩm nào đó, đặc biệt, họ sẽ thường xuyên hỏi những người thân quen về thương hiệu A hoặc B để chắc chắn lựa chọn của mình ít rủi ro nhất. Lúc này, uy tín của thương hiệu lại trở thành yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại so với các đối thủ khác. Với uy tín của mình, thương hiệu của bạn sẽ dễ dàng được nhắc đến và ghi nhớ một cách dễ dàng hơn.
Chính vì vậy, hiện có không ít các thương hiệu cố gắng để xuất hiện với tần suất dày đặc trước công chúng và khách hàng mục tiêu với mục đích giúp họ ghi nhớ và gợi nhớ. Một số cách mà doanh nghiệp đang áp dụng bao gồm: PR trên các trang báo mạng, thực hiện phóng sự trên đài truyền hình và các nền tảng mạng xã hội… Tuy nhiên, để các chiến lược thành công, bạn cần có một chuyên gia truyền thông tư vấn để không bị ảnh hưởng xấu từ dư luận, cũng như hạn chế được những rủi ro không mong muốn.
Brand awareness – Giúp tăng khả năng ghi nhớ của khách hàng
Khi muốn chọn một loại nước ngọt, bạn sẽ nghĩ đến thương hiệu nào? Coca Cola hay Pepsi?. Nếu bạn muốn tìm mua một đôi giày ở phân khúc tầm trung tại thị trường Việt Nam với độ bền tốt, bạn có nghĩ đến Bitis?. Ngay cả khi bạn không có ý định lựa chọn những thương hiệu này nhưng chỉ cần nhận được câu hỏi, bạn sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu của họ. Vậy lý do là do đâu?
Brand awareness có sức mạnh giúp khách hàng ghi nhớ, gợi nhớ đến thương hiệu của bạn ngay khi họ được hỏi về những điều liên quan đến thương hiệu hoặc sản phẩm. Nếu có thể làm tốt điều này, bạn đã thành công trong việc marketing rồi đấy! Nếu thương hiệu của bạn đủ mạnh và đủ ấn tượng, điều này sẽ giúp khách hàng ghi nhớ và luôn nghĩ đến khi họ cần.
Brand awareness – Giúp tạo ra tài sản
Bạn đã bao giờ thắc mắc lý do vì sao nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng trăm triệu hoặc thậm chí là hàng tỉ đồng hay hơn thế chỉ để mua một chiếc túi xách hoặc một đôi giày chưa? Điều gì đã thu hút họ đến với những sản phẩm đó? Liệu rằng đó là sản phẩm hay sức hút của thương hiệu?
Chúng ta có rất nhiều lý do để chọn mua một sản phẩm nhưng chung quy, chúng ta sẽ luôn chú trọng đến xuất xứ của nó và luôn muốn biết về chất lượng. Và chất lượng sẽ tạo nên thương hiệu, ngược lại, khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm của bạn vì thương hiệu này uy tín và được nhiều người biết đến.
Khi thương hiệu đã ở một vị trí nhất định trên thị trường và được nhiều người biết đến, thương hiệu của bạn cũng sẽ trở thành một tài sản vô cùng quý giá. Đó không chỉ là tài sản xuất phát từ sự tin tưởng của khách hàng mà còn là những khoản tiền thương hiệu khổng lồ.
Dựa trên dữ liệu giá trị thương hiệu từ Visual Capitalist vào năm 2020, Coca Cola là thương hiệu được định giá khoảng 57 tỷ USD, Google là 165 tỷ USD… Có thể thấy, khi thương hiệu đã vững mạnh, doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiếm thêm các khoản tiền khác từ thương hiệu của mình. Tuy nhiên, đây chắc chắn là một quá trình lâu dài, không đơn giản chỉ là trong một khoảng thời gian ngắn.
Xem thêm >>> 7 XU HƯỚNG MARKETING NĂM 2022?
Các loại brand awareness phổ biến hiện nay
Top of Mind
Brand awareness – Top of mind nghĩa là những thương hiệu khách hàng có thể khi nhớ khi họ có nhu cầu sử dụng sản phẩm trong một lĩnh vực nhất định. Cụ thể, hãy kể tên 3 cái tên mì gói mà bạn thường ăn nhất là gì?
Bạn đã nghĩ ra chưa? Câu trả lời của tôi là Hảo hảo/ Omachi/ Gấu đỏ. Khi tên của thương hiệu xuất hiện trong chuỗi cân nhắc của khách hàng ở vị trí top 3, điều này có nghĩa rằng khả năng họ lựa chọn mua sản phẩm của bạn là rất cao. Đây cũng chính là lý do vì sao hầu hết các chiến dịch marketing và truyền thông đều mong muốn đẩy mạnh nhận diện thương hiệu để khách hàng có thể ghi nhớ một cách dễ dàng khi cần sử dụng.
Xem thêm >>> 5 DẤU HIỆU CHO THẤY DOANH NGHIỆP CẦN THUÊ DỊCH VỤ MARKETING
Brand recall
Khi bắt đầu nhắc đến bất kỳ sản phẩm nào, khách hàng thường sẽ nhớ đến các nhóm thương hiệu mà họ thường xuyên nhìn thấy hoặc được nhắc đến bởi những người xung quanh. Một số nghiên cứu cho thấy rằng những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ thương hiệu sẽ bao gồm: mức độ trung thành, quy mô nhận thức, tình huống phát sinh, yếu tố tiêu dùng và trình độ học vấn.
Do đó, khi brand awareness – nhận thức thương hiệu đánh đúng phân khúc khách hàng, tác động đúng 4 yếu tố trên thì khả năng thành công trong chiến dịch marketing của bạn là rất cao.
Brand recognition
Bên cạnh 2 loại nhận thức thương hiệu trên, người tiêu dùng còn có khả năng phân biệt các sản phẩm của thương hiệu trong quá trình chọn mua. Chẳng hạn, thông qua bao bì sản phẩm, màu sắc, thiết kế, mùi hương, cách bày trí… khách hàng hoàn toàn có thể đoán được chính xác các sản phẩm của thương hiệu. Điều này cũng góp phần giúp khách hàng tăng khả năng chuyển đổi hành vi tiêu dùng từ ghi nhớ sang yêu thích và chọn mua.
Brand awareness là yếu tố vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu. Chỉ khi có được những định hướng và chiến lược đúng đắn về nhận thức thương hiệu, doanh nghiệp của bạn mới có thể đảm bảo lan tỏa được đúng thông điệp đến khách hàng mục tiêu. Nếu bạn vẫn đang phân vân và chưa biết làm thế nào để tăng nhận thức thương hiệu, hãy LIÊN HỆ NGAY qua Hotline: 090 377 2086 hoặc email: lennguyenmedia@gmail.com để được tư vấn MIỄN PHÍ và hỗ trợ tốt nhất. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn tìm ra các vấn đề và giải quyết vấn đề trong truyền thông một cách hiệu quả!
(Len Nguyễn Media)
Bạn đang đọc bài viết trên trang thông tin Ngoisaodoanhnhan.vn. Mọi thông tin đóng góp vui lòng gọi Hotline: 090 377 2086 hoặc gửi về địa chỉ email: bbt.ngoisaodoanhnhan@gmail.com.
Nếu Bạn cảm thấy bài viết mang lại giá trị hãy LIKE và SHARE nhé!