Bà đồ Thanh Hương: Gieo niềm tin vào nét chữ truyền thống của dân tộc

Bén duyên với nghề gieo chữ hơn chục năm nay, “Bà đồ” Trần Thị Thanh Hương luôn dành một tình yêu đặc biệt với nét văn hóa truyền thống của dân tộc. ‘Bà đồ’ tâm niệm “Viết Thư Pháp là gieo niềm tin và cái tâm tốt đẹp vào từng nét chữ”.

Bà đồ Trần Thị Thanh Hương viết chữ Thư Pháp cho những người xin chữ.

Thư pháp là nghệ thuật tạo hình chữ viết có nguồn gốc từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài của đất nước, Thư Pháp đã trở thành loại hình văn hóa đặc trưng mang đậm bản sắc của người Việt. Loại hình Thư Pháp cổ xưa được ông cha viết bằng văn tự chữ Hán và chữ Nôm. Còn ngày nay, hệ Thư Pháp từ ngôn ngữ Việt Latinh ngày càng phát triển và trở thành điểm sáng mới mẻ trong văn hóa Thư Pháp Việt Nam./.

Thư Pháp là bộ môn nghệ thuật truyền thống cần được duy trì và phát triển của dân tộc.

Thư pháp chữ Việt được thể hiện trên nhiều chất liệu như: giấy, vải, gỗ, đá, trái cây, tranh tre, khảm trai và cả trên gốm sứ. Khác với Trung Hoa, Thư Pháp Việt Nam không quá chú trọng những khuôn thước, mẫu mực. Thay vào đó là sự phóng khoáng, tự do, lãng mạn và mềm mại. Trong những năm gần đây, sự nở rộ của văn hóa và tri thức đã khiến cho Thư Pháp được nhiều người biết tới. Đây là bộ môn nghệ thuật truyền thống cần được duy trì và phát triển của dân tộc.

“Bà đồ” Trần Thị Thanh Hương luôn tự hào mang nét đẹp truyền thống của dân tộc truyền bá rộng rãi tới bạn bè quốc tế.

Là một trong những “ông đồ, bà đồ” theo nghiệp gieo chữ nổi danh, Bà Trần Thị Thanh Hương đã bắt đầu cho chữ ở phố đi bộ Nguyễn Huệ từ năm 2013, 2014 cho đến nay. Được biết, trước đó bà đã thường xuyên gieo chữ ở các nhà chùa. Cơ duyên mang cô đến với nghề Thư Pháp là từ những đổ vỡ trong hôn nhân và sự nghiệp, Ở thời điểm đó, kinh doanh phá sản, làm mẹ đơn thân nuôi con nhỏ đã khiến cuộc sống của bà lâm vào thế tuyệt vọng và khó khăn hơn bao giờ hết. Nhờ lần tình cờ được người thầy cư sĩ giác ngộ, cô đã vực dậy và quyết tâm theo đuổi nghề gieo chữ. Những chiêm nghiệm và dày dặn trong cuộc sống đã trở thành hành trang giúp con chữ của bà trở nên sâu sắc và có chiều sâu hơn.

Thư Pháp không chỉ là nghệ thuật của cái đẹp, đó còn là nghệ thuật của đạo đức.

Nhiều năm miệt mài luyện chữ và cho chữ, Bà Hương tâm niệm rằng, Thư Pháp không chỉ là nghệ thuật của cái đẹp, đó còn là nghệ thuật của đạo đức. Người làm nghề cho chữ phải luôn dụng tâm vào từng nét chữ, phải biết mình viết cho ai, vì sao lại viết và mang lại giá trị gì cho người nhận. Chữ viết được gửi gắm tất cả niềm tin và tính thiện của người gieo chữ thì mới là Thư Pháp thực thụ. Đó là những gì mà “bà đồ” Trần Thị Thanh Hương luôn theo đuổi với niềm tự hào mang nét đẹp truyền thống của dân tộc truyền bá rộng rãi tới bạn bè quốc tế./.

(Theo Thebestvietnam.vn)

Rate this post
error: Content is protected !!