Thời điểm vàng cho hàng không Việt mở rộng thị trường quốc tế

Trở lại sau thành công của lần tổ chức đầu tiên, Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam lần 2 diễn ra vào ngày 15-17/9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội sẽ là cầu nối đưa các doanh nghiệp hàng không Việt Nam mở rộng thị trường quốc tế.

Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam lần 2 diễn ra vào ngày 15-17/9 – Ảnh: VGP/MN

Xem thêm >>> Chương trình vinh danh Thương Hiệu Nổi Tiếng Đất Việt Năm 2022

Triển lãm bao gồm những buổi hội thảo chuyên sâu về ngành hàng không cùng với những lĩnh vực liên quan, mang đến cái nhìn rộng hơn về ngành cũng như thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước.Bên cạnh đó, các gian hàng trưng bày xoay quanh hệ sinh thái hàng không của nhiều doanh nghiệp đến từ các quốc gia khác nhau sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích thông qua các mô hình, hình ảnh trực quan và sống động.

Chương trình sẽ tạo cầu nối cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trao đổi và bàn luận về những chủ đề liên quan, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển và đưa ngành hàng không trở lại vững vàng hơn sau những khó khăn do dịch bệnh vừa qua.

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam gửi Bộ Giao thông vận tải, 6 tháng đầu năm 2022, với hơn 60 đường bay nội địa nối các thành phố lớn trên toàn quốc, lượng hành khách thông qua các cảng hàng không đạt 40,7 triệu khách, tăng 56,8% so với cùng kỳ 2021. Trong đó, khách quốc tế đạt 1,8 triệu, tăng 904,6% và khách nội địa đạt 38,9 triệu khách, tăng 52,6%. Tổng lượng ghế cung ứng nội địa và quốc tế của Việt Nam đạt hơn 6,5 triệu ghế, đứng thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia. Theo kết quả phân tích của Airbus phối hợp với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), thị trường hàng không nội địa Việt Nam có tốc độ hồi phục và tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Chỉ tính riêng Phú Quốc đã có hơn 100 chuyến bay/ngày được khai thác trong khi chỉ có tổng 72 chuyến quốc tế và nội địa/ngày vào năm 2019.Tính đến tháng 6, đã có hơn 60 đường bay nội địa nối các thành phố lớn đến 19 sân bay địa phương. Về quốc tế, 30 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng bay Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Bamboo Airways và Pacific Airlines) khai thác 96 đường bay quốc tế kết nối Việt Nam với 21 quốc gia/vùng lãnh thổ khác nhau. Tại khu vực Đông Nam Á, Vietjet ghi dấu ấn là 1 trong 3 hãng hàng không dẫn đầu về tổng lượng cung ứng ghế trong tháng 6/2022.

Hàng loạt quy định về phòng chống dịch được nới lỏng, trong khi các biện pháp kiểm soát dịch toàn diện về mọi mặt được đảm bảo đã góp phần mở ra những cơ hội mới, nhất là đối với những ngành nghề liên quan trực tiếp đến hàng không như du lịch hoặc vận chuyển.

Có thể thấy, sau khoảng thời gian dịch bệnh kéo dài, cầu du lịch đã tăng lên đáng kể, mang đến nguồn thu không nhỏ cho nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh đó, việc nâng cao tổng lượng hành khách cũng kéo theo hàng loạt nhu cầu khác liên quan như các loại hình dịch vụ ăn uống, điều hướng tại cảng, sản xuất tàu bay, cung cấp linh kiện, dịch vụ bảo trì sửa chữa hay nhân sự hỗ trợ cho những chuyến bay.
Rate this post
error: Content is protected !!