Chuyển đổi số trong phát triển du lịch là xu hướng tất yếu

Trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng n do dịch COVID-19, các doanh nghiệp du lịch buộc phải thay đổi cung cách phục vụ để thích ứng với hoàn cảnh. Chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ mới được xem là tiêu chí sống còn để doanh nghiệp sớm phục hồi sau đại dịch. Đây là xu hướng tất yếu và chắc chắn sẽ tạo ra sự khác biệt cho tương lai ngành Du lịch.

Ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó Giám đốc Sở Du lịch TP. Hồ Chí Minh, cho biết ngành Du lịch thành phố đang chủ động chuyển đổi số và tích cực tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, với mục tiêu hình thành hệ sinh thái du lịch thông minh gắn kết với những chủ thể từ du khách, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước. Tại Hội thảo chuyên đề “Chuyển đổi số trong ngành Du lịch” mới đây ông chia sẻ, mấy năm trước, câu chuyện chuyển đổi số trong ngành du lịch chỉ tập trung vào một số lĩnh vực có tư duy nhạy bén, linh hoạt và có tiềm lực tài chính. Nhưng kể từ sau đại dịch, các doanh nghiệp du lịch tự đặt mình phải lựa chọn, chuyển đổi số hoặc bị bỏ lại phía sau. Bởi đã qua cái thời doanh nghiệp du lịch “ngồi chờ” du khách đến đặt bàn, mua tour. Nhận thức được điều đó, Sở Du lịch TP. Hồ Chí Mình đang đẩy mạnh triển khai đề án du lịch thông minh. Đề án cho phép người dùng có thể tương tác và khám phá thông tin mạng lưới điểm đến, mang lại những trải nghiệm du lịch thú vị ngay cả khi du khách chưa đặt chân đến thành phố.

Xem thêm >>> CHƯƠNG TRÌNH VINH DANH THƯƠNG HIỆU QUỐC GIA NĂM 2022

Trước tình hình ngày càng nhiều vụ lừa đảo thanh toán qua các trang web hoặc “nền tảng lừa đảo”, khách hàng phải luôn thận trọng và kỹ tính trong các giao dịch đặt hàng, thanh toán qua mạng. Bà Đinh Nguyễn Bảo An, Giám đốc Công ty TNHH Đi Vui (TP. Hồ Chí Minh) – đơn vị cung cấp dịch vụ đặt vé tham quan, tour, show diễn và các hoạt động du lịch khác tại các điểm đến phổ biến ở châu Á dành cho du khách đi du lịch tự túc cho biết, khách hàng của Đi Vui có thể dễ dàng đặt hàng qua vài thao tác đơn giản trên điện thoại hoặc máy tính, được nhân viên chăm sóc khách hàng tư vấn và đặt dịch vụ hộ. Bà An chia sẻ thêm, Đi Vui với các nền tảng có tư cách pháp nhân, hoạt động rõ ràng minh bạch, dễ dàng liên hệ trực tiếp để trao đổi thông tin, được pháp luật bảo vệ quyền lợi chính đáng khi có sự cố xảy ra cho dù giá trị đơn hàng thấp hay cao. Bởi nếu không sẽ dễ gây ra cảm giác ức chế thiệt thòi cho khách khi mà hệ thống tự động hoặc trợ lý ảo khó lòng giải đáp – hỗ trợ tối ưu như con người. Có như vậy, thông qua nền tảng công nghệ, các sản phẩm tốt nhất về du lịch mới được truyền tải đến khách hàng trọn vẹn, ý nghĩa và hiệu quả nhất.

Xem thêm >>> CHIẾN LƯỢC MARKETING HIỆU QUẢ CHO DOANH NGHIỆP B2C

Theo ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và Công nghệ số (CID), Bộ Công thương, du lịch là lĩnh vực đa ngành nghề, nếu không chuyển đổi số sẽ không bắt kịp ngành khác. Do vậy, chuyển đổi số đang được xem như một giải pháp giúp ngành Du lịch Việt Nam phục hồi và phát triển bền vững. Hơn nữa, với những bước phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ hiện nay, du lịch có nhiều cơ hội tối ưu hóa việc xúc tiến quảng bá, quản lý dữ liệu và mở rộng thị trường, phát triển du lịch trực tuyến trên các nền tảng số. Các sản phẩm du lịch điện tử với giá thành hấp dẫn đã được tạo ra, góp phần nâng cao sự cạnh tranh và xây dựng thương hiệu du lịch.

Theo Báo Chinhphu.vn

Rate this post
error: Content is protected !!